Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
logo

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam hiện tại được ban hành cùng với Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ xây dựng

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam  

Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về quy chuẩn xây dựng Việt Nam, hiểu rõ về các vấn đề liên quan cũng như ý nghĩa , mục tiêu của nó.

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam là gì?

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành. Đó là các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ đối với mọi hoạt động xây dựng và các giải pháp, các tiêu chuẩn xây dựng được sử dụng để đạt được các yêu cầu đó.

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam là gì?

Tuy nhiên, mỗi quốc gia có quy chuẩn xây dựng khác nhau do có các quy định cho các thông số kỹ thuật ở mỗi công trình là khác nhau. Khi thiết kế công trình xây dựng tại quốc gia nào, người thiết kế đều cần phải lưu ý đến quy chuẩn xây dựng của quốc gia đó để thiết kế công trình cho phù hợp và đúng quy định. Bên cạnh quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng cũng là một vấn đề cần tham khảo trong công tác thiết kế.

Đọc thêm:

Mục tiêu của quy chuẩn xây dựng

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam được ban hành với những mục tiêu sau đây:

  • Đảm bảo các điều kiện an toàn, vệ sinh, tiện nghi cho những người làm việc và sinh sống trong khu vực hoặc trong công trình được xây dựng, cải tạo.
  • Bảo vệ môi trường sống, cảnh quan và các di tích lịch sử, văn hóa
  • Bảo đảm các yêu cầu về quốc phòng, an ninh, phòng chống cháy nổ
  • Sử dụng hợp lý vốn đầy tư, đất đai và các tài nguyên

Tại Việt Nam, tiêu chuẩn xây dựng như thế nào?

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam hiện tại được ban hành cùng với Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ xây dựng. Quy chuẩn xây dựng được phép viết tắt là QCXD.

Tại Việt Nam, tiêu chuẩn xây dựng như thế nào?

Khi có sự khác biệt giữa Quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng thì bắt buộc phải tuân theo Tiêu chuẩn xây dựng. Các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài có thể được áp dụng vào khảo sát, thiết kế, thi công các công trình xây dựng ở Việt Nam  nếu những tiêu chuẩn này đảm bảo các yếu tố kỹ thuật, quy định trong quy chuẩn xây dựng và được Bộ Xây dựng chấp thuận

Phạm vi áp dụng của quy chuẩn xây dựng Việt Nam

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam quy định các yêu cầu kỹ thuật (tối thiểu hoặc tối đa) phải đạt được đối với nhà ở và công trình công cộng nhằm đảm bảo an toàn sinh mạng và sức khoẻ cho người sử dụng.

An toàn sinh mạng và sức khỏe quy định trong Quy chuẩn xây dựng Việt Nam gồm: phòng chống nước, hơi ẩm và các chất độc hại; bảo vệ khỏi ngã, xô và va đập; an toàn sử dụng kính; chiếu sáng; thông gió; chống ồn.

An toàn sinh mạng và sức khỏe liên quan tới khả năng chịu lực của nhà ở và công trình công cộng; hệ thống thiết bị điện, thang máy; phòng chống cháy nổ; hệ thống cấp thoát nước; tiếp cận sử dụng cho người tàn tật trong nhà ở và công trình công cộng tham chiếu tại các Quy chuẩn tương ứng khác.

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam không quy định các yêu cầu kỹ thuật đảm bảo an toàn sinh mạng và sức khỏe con người trong quá trình chuẩn bị và thi công công trình và do các yếu tố không xuất phát từ bản thân công trình (ô nhiễm do quá trình sản xuất, tác động của lũ lụt hoặc từ các công trình bên ngoài).

Nội dung của quy chuẩn xây dựng Việt Nam

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam bao gồm các quy hoạch sau
Quy hoạch không gian
Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật
Quy hoạch giao thông
Quy hoạch cấp nước
Quy hoạch thoát nước thải, quản lý chất thải nghĩa trang
Quy hoạch cấp điện

Giải thích từ ngữ cơ bản của quy hoạch xây dựng Việt Nam

Quy hoạch xây dựng: là việc tổ chức hoặc định hướng tổ chức không gian vùng, không gian đô thị và điểm dân cư, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ đó, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng, đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

Đô thị:

Là điểm dân cư tập trung, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của một vùng lãnh thổ, có cơ sở hạ tầng đô thị thích hợp và có quy mô dân số thành thị tối thiểu là 4.000 người (đối với miền núi tối thiểu là 2.800 người) với tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu là 65%. Đô thị gồm các loại: thành phố, thị xã và thị trấn. Đô thị bao gồm các khu chức năng đô thị.

Khu đô thị:

Là khu vực xây dựng một hay nhiều khu chức năng của đô thị, được giới hạn bởi các ranh giới tự nhiên, ranh giới nhân tạo hoặc các đường chính đô thị. Khu đô thị bao gồm: các đơn vị ở; các công trình dịch vụ cho bản thân khu đô thị đó; có thể có các công trình dịch vụ chung của toàn đô thị hoặc cấp vùng.

Khu đô thị:

Đơn vị ở:

Là khu chức năng bao gồm các nhóm nhà ở; các công trình dịch vụ cấp đơn vị ở như trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở; trạm y tế, chợ, trung tâm thể dục thể thao (TDTT), điểm sinh hoạt văn hóa và các trung tâm dịch vụ cấp đơn vị ở khác phục vụ cho nhu cầu thường xuyên của cộng đồng dân cư trong đơn vị ở...; vườn hoa, sân chơi trong đơn vị ở; đất đường giao thông nội bộ (bao gồm đường từ cấp phân khu vực đến đường nhóm nhà ở) và bãi đỗ xe phục vụ trong đơn vị ở...

Các công trình dịch vụ cấp đơn vị ở (cấp I) và vườn hoa sân chơi trong đơn vị ở có bán kính phục vụ ≤500m. Quy mô dân số tối đa của đơn vị ở là 20.000 người, quy mô dân số tối thiểu của đơn vị ở là 4.000 người (đối với các đô thị miền núi là 2.800 người). Đường giao thông chính đô thị không được chia cắt đơn vị ở. Tùy theo quy mô và nhu cầu quản lý để bố trí trung tâm hành chính cấp phường. Đất trung tâm hành chính cấp phường được tính vào đất đơn vị ở. Tùy theo giải pháp quy hoạch, trong các đơn vị ở có thể bố trí đan xen một số công trình ngoài các khu chức năng thành phần của đơn vị ở nêu trên, nhưng đất xây dựng các công trình này không thuộc đất đơn vị ở.

Bài viết liên quan

https://www.facebook.com/K%C3%ADnh-M%E1%BA%A7u-s%C3%A0i-g%C3%B2n-102679151871294