Kết cấu bê tông cốt thép

Kết cấu bê tông cốt thép
logo

Kết cấu bê tông cốt thép. Khi nói đến kết cấu bê tông cốt thép, người ta thường quy định bởi: kết cấu cột bê tông cốt thép, kết cấu khung bê tông cốt thép

Kết cấu bê tông cốt thép

Nếu như ai đã và đang tìm hiểu, làm trong ngành xây dựng thì thuật ngữ bê tông cốt thép là điều mà không ai không biết. Đó là nền tảng cho kết cấu vững chắc của một công trình. Kết câu bê tông cốt thép là gì là sự kết hợp giữa bê tông và thép trong đó bê tông và thép cùng tham gia chịu lực. Cùng tìm hiểu tất tần tật về kết cấu bê tông cốt thép và những yếu tố liên quan nhé!

Tham khảo thêm:

Tổng quan về kết cấu bê tông cốt thép

Bê tông cốt thép là một loại vật liệu composite kết hợp giữa bê tông và thép trong đó bê tông và thép cùng tham gia chịu lực. Sự kết hợp giữa bê tông và cốt thép xuất phát từ thực tế bê tông là 1 loại vật liệu có cường độ chịu kéo thấp. Do đó hạn chế khả năng sử dụng của bê tông và gây ra sự lãng phí. Nên những người làm trong ngành đã khắc phục để ở trong bê tông 1 lớp cốt thép và thường là thép có khả năng chịu cường độ cao.

Tổng quan về kết cấu bê tông cốt thép

Nguyên tắc quy định bê tông cốt thép

Khi nói đến kết cấu bê tông cốt thép, người ta thường quy định bởi: kết cấu cột bê tông cốt thép, kết cấu khung bê tông cốt thép, nguyên tắc cấu tạo cốt thép dầm, tính toán cấu kiện kết cấu bê tông cốt thép và bê tông cốt thép ứng lực trước

Các nguyên lý cấu tạo cho kết cấu bê tông cốt thép

-    Nguyên tắc chọn kích thước tiết diện BTCT: Trước khi bắt tay vào tính toán kết cấu bê tông cốt thép, việc đầu tiên chúng ta cần làm là chọn kích thước tiết diện sơ bộ cho các đối tượng kết cấu trong công trình được tính toán.
-    Nguyên tắc cấu tạo về khung và lưới cốt thép: Cốt thép đặt vào trong kết cấu không để rời từng thanh mà phải liên kết chúng lại thành khung hoặc lưới.

Các nguyên lý cấu tạo cho kết cấu bê tông cốt thép

-    Cốt thép chịu lực và cốt thép cấu tạo:

Cốt thép trong khung và lưới tùy theo vai trò và nhiệm vụ của nó, sẽ được phân ra làm 2 loại: Cốt thép chịu lực và cốt thép cấu tạo  

-    Lớp bảo vệ cốt thép: Lớp bảo vệ có tác dụng để đảm bảo sự làm việc đồng thời của cốt thép và bê tông trong mọi giai đoạn, cũng như bảo vệ cốt thép khỏi tác động của không khí, nhiệt độ và các tác động tương tự.

-    Khoảng hở của kết cấu bê tông cốt thép:

Mục đích của cốt thép được đặt với khoảng hở t đủ rộng là để vữa bê tông có thể dễ dàng lọt qua và để cho xung quanh mỗi cốt thép có được 1 lớp bê tông đủ đảm bảo điều kiện về lực dính bám.

-    Neo cốt thép: Mục đích của neo cốt thép là phát huy được khả năng chịu lực do cốt thép được neo chắc vào bê tông ở vùng liên kết hay gối tựa
-    Nối cốt thép: Nối cốt thép xảy ra trong trường hợp khi chiều dài thanh thép không đủ hoặc nếu dùng thành thép dài quá sẽ trở ngại cho thi công

Kết cấu khung bê tông cốt thép

Để có được kết cấu bê tông cốt thép hoàn hiện, đúng yêu cầu. Trước hết, cần thiết kế kết cấu khung bê tông cốt thép.

Kết cấu khung bê tông cốt thép

-    Giới thiệu, mô tả kết cấu bê tông cốt thép
-    Lựa chọn phương án, lập sơ đồ kết cấu khung bê tông cốt thép
-    Chọn kích thước sơ bộ các tiết diện, chọn vật liệu
-    Tính toán các trọng tải, dự kiến các tác động
-    Xác định nội lực tổ hợp nội lực
-    Tính toán tiết diện, kiểm tra các điều kiện sử dụng.
-    Thiết kế chi tiết, chọn cấu tạo va thể hiện

Vấn đề nứt trong kết cấu bê tông cốt thép

Hiện tượng nứt trong kết cấu bê tông cốt thép thường gây nhiều lo ngại cho chủ đầu tư và người sử dụng công trình. Đây cũng là mối quan tâm thường xuyên của giới chuyên môn và các nhà quản lý. Có những vết nứt ảnh hưởng đến sự an toàn của kết cấu bê tông cốt thép, cần được phải xử lý ngay để tránh xảy ra sự cố công trình, nhưng cũng có những trường hợp nứt kết cấu có thể chấp nhận được mà không đòi hỏi xử lý hay gia cường bổ sung.
Nguyên nhân gây nứt kết cấu bê tông cốt thép là từ thiết kế: thực hiện chưa đúng các tiêu chuẩn hiện hành, không đảm bảo độ bền cứng và ổn định.

Giải pháp xử lý sự cố nứt của kết cấu bê tông cốt thép

PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp - Trường Đại học Bách khoa TP.HCM cho biết kinh nghiệm xử lý các vết nứt là phải có giải pháp ngăn ngừa từ đầu. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp để làm được điều đó chủ đầu tư buộc tư vấn thiết kế phải lập chỉ dẫn kỹ thuật và hồ sơ này phải đảm bảo nội dung và đúng quy định. Thực tế đến thời điểm hiện nay, nhiều tư vấn thiết kế đều nộp chỉ dẫn kỹ thuật cho chủ đầu tư từ 1 file lập sẵn, giống nhau cho tất cả các công trình. Đây là một trong những yếu tố gây ra những bất cập về sau khi công trình thi công và sử dụng.

Theo đó, vết nứt sau khi chỉ rõ nguyên nhân, phải có giải pháp khắc phục những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, mới tiến hành khắc phục các vết nứt thì ở vết nứt vật lý có thể tiến hành ngay sau khi bê tông đã đạt cường độ thi công.

 

Bài viết liên quan

https://www.facebook.com/K%C3%ADnh-M%E1%BA%A7u-s%C3%A0i-g%C3%B2n-102679151871294