Quy trình thi công cọc khoan nhồi

Quy trình thi công cọc khoan nhồi
logo

Quy trình thi công cọc khoan nhồi. Để thực hiện tốt toàn bộ quá trình thi công cọc khoan nhồi thì bố trí sơ đồ vị trí khoan là điều đầu tiên cần làm cẩn thận.

Quy trình thi công cọc khoan nhồi

Thi công cọc khoan nhồi là phương án móng thi công cho các công trình có nền đất yếu, vì vậy chúng ta cần nắm rõ quy trình thi công cọc khoan nhồi, những lưu ý khi thi công về phạm vi ứng dụng, đặc điểm, tính an toàn cũng như các phương pháp thi công để có sự lựa chọn phù hợp nhất cho các công trình

Những điều cần biết về cọc khoan nhồi và quy trình thi công cọc khoan nhồi

Cọc khoan nhồi tuần hoàn dung dịch là giải pháp móng có nhiều ưu điểm về mặt thiết kế, căn cứ vào tài liệu địa chất người thiết kế có thể xác định được chiều sâu cọc sao cho sức chịu tải của nền tương đương với sức chịu tải vật liệu của cọc (Pv tương đương Pd), điều này với phương pháp cọc đóng hoặc ép tĩnh không đạt được, đó là điều kiện đưa đến giải pháp nền móng hợp lý và kinh tế hơn

Thi công được ở những địa hình chật hẹp. Tuy nhiên cũng có những khuyết điểm về quản lý thi công, khó kiểm tra được chất lượng bêtông nhồi vào cọc. Do đó đòi hỏi kinh nghiệm và tay nghề của nhà thầu và giám sát thi công, quy trình thi công cọc khoan nhồi cẩn thận, việc giám sát thi công phải thật chặt chẽ, tuân thủ đầy đủ các qui trình.

Tổng quan các bước tiến hành thi công cọc khoan nhồi

Tổng quan các bước tiến hành thi công cọc khoan nhồi

Quy trình thi công cọc khoan nhồi tiến hành theo trình tự sau:

Công tác chuẩn bị, định vị tim cọc và đài cọc.
Rung hạ ống vách, khoan tạo lỗ.
Vét đáy hố khoan.
Lắp đặt cốt thép.
Lắp ống đổ bê tông.
Thổi rửa đáy hố khoan.
Đổ bê tông.
Lấp đầu cọc bằng đá 1x2 và đá 4x6 (đối với cọc đại trà)
Rút ống vách.
Kiểm tra chất lượng cọc.

Để bạn đọc hiểu rõ hơn về quy trình thi công cọc khoan nhồi, sau đây chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn các bước thi công chính

Bố trí sơ đồ vị trí khoan

Để thực hiện tốt toàn bộ quá trình thi công cọc khoan nhồi thì bố trí sơ đồ vị trí khoan là điều đầu tiên cần làm cẩn thận. Mỗi máy khoan được bố trí ở một khu vực nhất định để tránh vướng víu trong công tác thi công.

Bố trí khoan trình tự từ trong ra ngoài tránh tình trạng xe khoan chạy trên đầu cọc mới đổ bê tông xong.

Tim sau chỉ khoan cạnh tim trước khi bê tông của tim trước đạt lớn hơn 24 tiếng.

Đọc thêm:

Quy trình thi công cọc khoan nhồi: Công tác khoan cọc

Khi đưa máy vào vị trí, căn chỉnh đúng tim mốc đã định vị trước đó. Kê kích máy đảm bảo chắc chắn đảm bảo không bị lún nghiêng khi máy hoạt động.
Kiểm tra độ thẳng đứng của tháp bằng 2 bọt thuỷ chuẩn được gắn ở hai bên thân tháp khoan (trong quá trình khoan cũng vẫn liên tục phải theo dõi hai bọt thuỷ này). Sau khi cân chỉnh máy xong dùng mũi khoan phá khoan một đoạn sâu khoản 2m và hạ ống sinh (ống vách có chiều dài là 2m) để chống sạt lở và mất nước trong khi khoan. Hãy là thật cẩn thận giai đoạn nếu muốn quy trình thi công cọc khoan nhồi của bạn chuẩn xác nhất.

Quy trình thi công cọc khoan nhồi: Công tác khoan cọc

Tiến hành khoan bằng mũi khoan phá tới cao độ thiết kế của cọc.

Khi khoan theo dõi địa chất và ghi lại, nếu có khác biệt nhiều so với tài liệu thăm dò địa chất thì báo ngay cho chủ đầu tư và tư vấn thiết kế biết để điều chỉnh chiều sâu cọc.
Trong khi khoan cần kiểm tra lượng bentonite phù hợp

Công tác kiểm tra độ sâu của hố khoan

Bước tiếp theo trong quy trình thi công cọc khoan nhồi chính là công tác kiểm tra độc sau của hố khoan. Dùng thước dây có treo quả dọi thả xuống hố khoan hoặc đo theo chiều dài của cần khoan hay ống đổ bê tông

Trong khi khoan một số mùn khoan còn nằm lại trong hố khoan nên ta không thể thả dọi để kiểm tra được do đó lúc này ta kiểm tra cao độ hố khoan dựa vào chiều dài và số lượng cần khoan để tính, chiều dài mỗi cần khoan là 3.05m.

Sau khi dùng mũi khoan núp B kéo hết mùn khoan lên ta thả dọi để kiểm tra hố khoan sau đó mới thả lồng thép vàø ống đổ bê tông.
Sau khi thả xong lồng thép và ống đổ bê tông ta tiến hành thả dọi đo lại cao độ hố khoan để xác định chiều dày lớp cặn lắng.
Tiến hành thổi rửa vệ sinh hố khoan xong ta thả dọi đo cao độ hố khoan một lần nữa để xác định lại lớp cặn lắng phải đảm bảo < 10cm.
Nếu trường hợp thổi rửa vệ sinh xong mà chưa có bê tông đổ ngay thì trước khi đổ bê tông ta phải kiểm tra lại lần nữa để đảm bảo lớp cặn lắng nằm trong giới hạn cho phép.

Công tác cốt thép

Công tác gia công cốt thép được thực hiện ở nơi khô ráo và được kiểm tra, nghiệm thu trước khi hạ xuống hố khoan.
Lồng thép được gia công thành từng lồng dài 5,8m hay11,7m tuỳ thuộc vào thiết kế và được buộc đầy đủ các con kê bằng bê tông đảm bảo lớp bê tông bảo vệ bằng bánh xe trượt.

Khi hạ lồng thép phải giữ cho lồng thẳng đứng, đoạn nọ nối với đoạn kia phải đảm bảo đúng tâm lồng thép.
Mối nối cốt thép sử dụng mối nối bằng bắt cóc, chiều dài đoạn nối chồng cốt thép là 30D và được nối bằng hai cóc xiết. số thanh cần nối là 50% tổng số mối nối. các thanh còn lại được buộc bằng dây kẽm.

Khi thả lồng thép phải chú ý không để đầu lồng thép chọc vào thành vách.
Lồng thép khi thả không được để chạm đáy và phải cách đáy hố khoan khoảng 100 mm như trong bản vẽ thiết kế.

Công tác đổ bê tông cọc

Ống đổ bê tông là một ống thép đường kính từ 114mm đến 138 mm tuỳ vào đường kính cọc được nối bởi nhiều đoạn mỗi đoạn dài 1.5 m miệng ống đổ được lắp một phiễu để rót bê tông. Đây là bước cuối cùng để hoàn thiện quy trình thi công cọc khoan nhồi.

Đối với thi công cọc đường kính từ 400 đến 800mm cho các công trình lớn trước khi đổ bê tông ta cần làm quả bóng ngăn nước, quả bóng ngăn nước này được làm bằng xi măng nhào dẻo và được bọc bằng một lớp vải mỏng. Khi xuống tới đáy lớp vải mỏng sẽ bung ra và xi măng sẽ hò

 

Bài viết liên quan

https://www.facebook.com/K%C3%ADnh-M%E1%BA%A7u-s%C3%A0i-g%C3%B2n-102679151871294